Quy trình thi công bằng vật liệu gốc polyurethane Neomax® 820
Dụng cụ thi công
- Rulo lông ngắn, chổi quét hoặc máy phun chuyên dụng;
- Máy mài công nghiệp bề mặt bê tông (áp dụng với diện tích lớn) hoặc máy mài cầm tay (áp dụng với diện tích nhỏ);
- Máy hút bụi, máy thổi bụi, chổi quét bụi...
- Dung môi vệ sinh dụng cụ thi công: xylene, toluene,…
Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt bê tông cũ hoặc mới, bề mặt gạch gốm, gạch men,… đều phải mài bằng máy chuyên dụng trước khi thi công chống thấm bằng Neomax® 820, thông thường mài sâu khoảng 1-2mm;
- Vệ sinh sạch bề mặt nền bằng máy thổi bụi, máy hút bụi, chổi quét... Tuyệt đối không dùng nước để làm sạch và rửa bề mặt;
- Kiểm bề mặt sau khi mài, nếu bị rỗng, rỗ, bong tróc...cần phải được sửa chữa bằng vữa sửa chữa chuyên dụng;
- Kiểm tra độ ẩm bề mặt chống thấm, nếu độ ẩm < 8% thì tiến hành thi công hệ chống thấm Neomax® 820
Thi công lớp Neomax® 820
- Thi công sản phẩm bằng chổi quét, con lăn, bàn gạt hoặc máy phun chuyên dụng lên bề mặt cần chống thấm;
- Thi công tối thiểu 2-3 lớp . Trong điều kiện đặc biệt có thể thi công > 3 lớp;
Lớp đầu tiên nên thi công mỏng với định mức 0.75 kg/m2 . Các lớp tiếp theo thi công với định mức từ 0.75 - 1.0 kg/m2 ; - Trong quá trình thi công sử dụng ru lô gai để phá bọt bề mặt (nếu có);
- Thi công lớp sau cách lớp trước 4-5 giờ và theo hướng vuông góc với lớp trước;
- Để cho lớp cuối cùng khô hoàn toàn trong vòng 24 giờ trước khi thi công các lớp hoàn thiện khác;
Vệ sinh và an toàn
- Vệ sinh các dụng cụ thi công bằng dung môi như: xylene, toluene,…;
- Sản phẩm gốc dung môi có khả năng bắt lửa nên cần tránh xa các nguồn nhiệt và nguồn gây cháy
- Chỉ sử dụng ở nơi thoáng khí hoặc nơi có khả năng thông khí tốt;
- Mang kính bảo hộ, giày và găng trong khi thi công.